Cách khắc phục các lỗi máy in đơn giản

Cách khắc phục lỗi máy in đơn giản

Với tần suất hoạt động khá nhiều dẫn đến máy in thường xuyên xuất hiện một số lỗi hỏng hóc nhẹ. Dưới đây là các lỗi máy in nhẹ thường gặp nhất mà bạn hoàn toàn có khả năng tự kiểm tra và sửa máy in tại nhà được
loi may in

1. Lỗi kẹt mực:

Lỗi kẹt mực thường xảy ra đối với hệ máy in phun. Khi gặp lỗi, máy in sẽ ngừng lại và các đèn trên máy in nhấp nháy liên tục cùng lúc. Dấu hiệu này báo hiệu rằng hộp mực kết nối đã có vấn đề, thường là do bạn bơm lại mực cho hộp mực cũ không đúng khiến mực in bị kẹt trên đầu phun, hoặc bạn không xóa chip nhớ trên hộp mực đã bơm lại đó.

Thường đối với trường hợp này bạn có thể xử lý như sau: trước hết bạn dùng tính năng lau đầu phun có sẵn trên máy in hoặc tháo hộp mực ra và dùng giẻ khô mềm để làm sạch đầu phun. Nếu chip nhớ bị lỗi, thì bạn dùng các thiết bị reset chip nhớ hộp mực theo sách hướng dẫn đi kèm.


2. Lỗi kẹt giấy in:

Thông thường hiện tượng kẹt giấy ở máy in xảy ra khi bạn sử dụng loại giấy in quá dày, quá kém chất lượng so với tiêu chuẩn giấy in yêu cầu hoặc bạn nhét quá nhiều giấy in, vượt mức cho phép trong khay giấy khiến máy không in được.

Khi máy in đang in giữa chừng bị kẹt giấy, chế độ máy in sẽ tự động chuyển sang dạng chờ. Ngay lập tức sẽ có hội thoại thông báo trực tiếp hiện lên máy tính chủ kết nối với máy in, bạn nên dùng lệnh hủy in Display Print Queue ngay sau đó. Tiếp đến bạn hãy đi đến chỗ output của máy in và cầm lấy 2 bên mép giấy đang bị kệt rồi lắc lắc nhẹ tờ giấy và thử kéo từ từ miếng giấy ra ngoài. Kép từ từ và cẩn thận để trượt giấy ra ngoài dễ dàng.

Nhiều người không biết nên khi kẹt giấy thường mở nắp hộp và tháo hộp mực cùng đầu kim ra khỏi giấy in. Cách làm này nếu không thạo sẽ làm cho đầu kim in đang tì lên giấy in có khả năng bị cong hỏng rất cao. Nếu nhẹ thì độ nét trang in về sau sẽ giảm, nếu mạnh thì có thể sẽ làm hư đầu kim và lúc này bạn chỉ còn cách mua... máy in mới.

Cuối cùng bạn resart lại máy in để khắc phục lỗi máy in này để máy có thể tiếp tục hoạt động bình thường.

3. Máy in không hoạt động:

Máy in không hoạt động có thể xảy ra do nhiều lỗi. Trong đó có 3 nguyên nhân chủ quan do người dùng mà bạn cần phải kiểm tra trước tiên là quên cấp nguồn cho máy in, hư hỏng cáp nối dữ liệu, và chưa đóng nắp máy in.

Trước hết, bạn phải kiểm tra dây cắm nguồn máy in với ổ điện đã được chưa hay ổ cắm điện máy in có vấn đề gì không. Kế tiếp, bạn xem đã khởi động nút máy in chưa, nút Power trên máy in đã hiển thị sáng đèn chưa. Với dây cáp dữ liệu, bạn cũng phải kiểm tra kỹ xem dây cáp có bị đứt hay bị xoắn dây cũng như các đầu dây cáp có bị hỏng hóc không.

Có trường hợp là sau khi mở nắp máy in ra khi lấy giấy kẹt, thay mực hay làm vệ sinh, bạn đã không đóng nắp máy in thật kỹ. Đối với hầu hết các dòng máy in hiện nay thì nếu nắp máy in không được đóng đúng khớp sẽ khiến cho máy in không hoạt động được.

Ngoài ra máy in có thể bị treo máy ngay lập tức nếu tập dữ liệu cần in ấn quá lớn cũng như máy nhận được nhiều lệnh in cùng lúc.

Đối với việc máy in bị treo do số lượng lệnh in cùng lúc quá nhiều, bạn click chuột vào biểu tượng máy in để đăng nhập kiểm soát máy. Khi đó danh sách các tập tin chờ in sẽ hiện ra và bạn có thể xóa bớt các lệnh in bằng cách sử dụng menu Printer, rồi chọn Cancel All Documents. Tuy nhiên, dù hàng đợi in đã được xóa trắng, thì máy in sẽ vẫn in tiếp một vài trang còn lưu trong bộ đệm của nó. Muốn xóa hẳn bộ đệm này, bạn cần lấy hết phần giấy còn thừa trong khay giấy, chờ cho máy in hoàn tất trang in hiện tại, và bật tín hiệu hết giấy. Lúc đó, thao tác tắt nguồn và mở lại để khởi động máy in sẽ làm cho bộ đệm hoàn toàn trống rỗng, và bạn có thể tiếp tục công việc in ấn đang dỡ dang.

4. Lỗi không kết nối được hệ điều hành:

Lỗi này được xác định khi màn hình máy tính hiển thị thông báo “Can not start spooler service” và máy in sẽ không thực hiện được bất kì lệnh in nào từ máy tính.

Nguyên nhân chính dẫn đến mất kết nối giữa máy in và máy tính thường là do cáp kết nối giữa máy in và máy tính không thực hiện tốt chức năng. Bạn cần phải chắc chắn rằng cáp đã được lắp đúng vị trí. Sau đó, bạn kích hoạt dịch vụ trong máy bằng cách gõ lệnh services.msc rồi tìm đến nhánh Print Spooler và nhấn kép chuột vào đó. Bạn sẽ cần chuyển trạng thái của dịch vụ in ấn này trong phần Startup type, thành Automatic. Sau đó, bạn nhấn nút Start để khởi động lại dịch vụ in ấn này.

Sau khi khởi động xong, bạn tiến hành in ấn thử, hoặc quay lại cửa sổ cấu hình dịch vụ Windows như các bước trên, rồi kiểm tra trạng thái của dịch vụ Print Spooler.

Tôi hy vọng với thủ thuật máy in này sẽ giúp đỡ được bạn trong việc kiểm soát hoạt động máy in.

About Thuật Nguyễn

Mình là Thuật Nguyễn-một người đam mê cái gọi là tự do. Điều này đã khiến mình thích làm việc trên internet.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét